1. Xét nghiệm máu có tác dụng gì?
Xét nghiệm máu được các bác sĩ chỉ định thực hiện phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Kết quả xét nghiệm sẽ cho ta biết hàm lượng các chất nhất định trong máu hoặc số lượng các tế bào máu khác nhau.
- Xét nghiệm tổng phân tích máu toàn phần hay tổng quát để phát hiện các bệnh về máu và nguy cơ rối loạn có thể xảy ra;
- Xét nghiệm sinh hóa máu để đo các chất tồn tại trong máu, đánh giá chức năng hoạt động các cơ quan như tim, thận, gan, tuyến giáp và xương.
- Ngoài ra, xét nghiệm máu còn giúp chẩn đoán bệnh thiếu máu, HIV, bệnh mạch vành, tiểu đường, ung thư,…
- Kiểm tra tác dụng của loại thuốc đang sử dụng để điều trị.
2. Đi xét nghiệm máu có được ăn sáng không?
Nhiều người có chung thắc mắc khi đi xét nghiệm máu có được ăn sáng không bởi vì thông thường nhiều bệnh nhân sẽ được bác sĩ hay kỹ thuật viên hỏi xem là đã ăn sáng chưa.
Lý do mà bác sĩ hỏi bởi vì thức ăn sau khi tiêu hóa thì các chất hầu hết sẽ được chuyển hóa và hấp thụ vào máu. Sau đó máu sẽ vận chuyển chúng đến từng cơ quan và như vậy thành phần các chất trong máu sẽ có sự thay đổi sau khi ăn. Vì vậy, xét nghiệm máu có được ăn sáng không thì câu trả lời là không nhé.
Tuy nhiên, có một số trường hợp xét nghiệm máu để xác định nhóm máu thì không cần nhịn ăn sáng. Bởi nhóm máu sẽ được xác định dựa trên kháng nguyên trên hồng cầu có trong máu. Kháng nguyên này được quy định bởi gen di truyền nhận được từ bố mẹ và hoàn toàn không chịu ảnh hưởng của các tác nhân bên ngoài và việc ăn uống.
3. Các xét nghiệm máu cần nhịn ăn
Đi xét nghiệm máu có được ăn sáng không sẽ tùy vào các trường hợp cụ thể như sau:
-
Xét nghiệm kiểm tra đường huyết
Xét nghiệm kiểm tra đường huyết rất cần thiết trong chẩn đoán bệnh tiểu đường. Vậy đi xét nghiệm máu có được ăn sáng không thì chắc chắn là không được ăn trong vòng 8 - 10 giờ trước khi đi làm xét nghiệm. Nhịn ăn thì kết quả mới chính xác để các bác sĩ xác định chính xác lượng đường có trong máu từ đó đưa ra chẩn đoán bệnh hoặc loại trừ một cách nhanh chóng.
-
Xét nghiệm kiểm tra hàm lượng sắt trong máu
Loại xét nghiệm ngày nhằm xác định được các bệnh về máu do bị thiếu sắt. Mà hầu hết trong các thức ăn đều có chứa một hàm lượng sắt nhất định dù lượng ít hay nhiều. Do đó, trước khi đi làm xét nghiệm, bệnh nhân sẽ được yêu cầu nhịn ăn vào buổi sáng để đảm bảo tính chính xác của kết quả xét nghiệm.
-
Xét nghiệm cholesterol máu
Bệnh mỡ máu, tim mạch sẽ được xác định dựa vào kết quả xét nghiệm hàm lượng cholesterol có trong máu. Lượng cholesterol sẽ tăng cao nếu như bạn vừa mới ăn xong. Vì vậy, phải đảm bảo nhịn ăn trong vòng tối thiểu 9 tiếng trước khi đi xét nghiệm.
-
Xét nghiệm máu đánh giá chức năng thận
Với các xét nghiệm này thì câu trả lời đi xét nghiệm máu có được ăn sáng không chắc chắn là không nhé. Hầu hết các xét nghiệm máu để đánh giá thận thì bệnh nhân đều được yêu cầu nhịn ăn từ 8 -12 giờ. Lúc này, các chất dư thừa mới gần như được loại thải hết ra khỏi cơ thể, các chất dinh dưỡng cũng đã được hấp thu đưa tới các cơ quan nhất định. Lượng chất còn lại trong thận sẽ cho chúng ta biết thận của bạn đã hoạt động như thế nào.
Ngoài ra còn một số xét nghiệm chuyển hóa cơ bản như cân bằng điện giải, hàm lượng vitamin B12,… cũng được yêu cầu người đi xét nghiệm phải nhịn ăn.
4. Những lưu ý khác cần biết trước khi đi xét nghiệm máu
Bên cạnh thắc mắc đi xét nghiệm máu có được ăn sáng không thì nhiều người vẫn lo lắng có được uống sữa, nước ngọt, cafe, nước trái cây hay rượu bia trước khi đi xét nghiệm không?
Các loại nước uống ngoại trừ nước lọc đều được bác sĩ căn dặn không sử dụng trước khi xét nghiệm. Vì tất cả chúng đều sẽ ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Bạn có thể uống nước lọc để làm giảm cơn đói cũng như tránh để cho cơ thể mất nước. Việc cung cấp đầy đủ nước cũng sẽ đảm bảo tính chính xác của kết quả thí nghiệm.
Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm máu thực hiện vào buổi sáng sớm, bệnh nhân hay người đi khám đặt lịch trước sẽ được thông báo trước về những yêu cầu cần thiết. Điều này nhằm đảm bảo về thời gian nhịn ăn, nhịn uống tối thiểu, hợp lý mà không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào đến sức khỏe bệnh nhân.
Trường hợp bạn lỡ ăn hay uống gì đó trong khoảng thời gian được yêu cầu nhịn đói thì tốt nhất nên nói với bác sĩ xin dời lịch xét nghiệm nếu cần thiết.
Kết quả xét nghiệm máu bị sai lệch sẽ làm bác sĩ đánh giá sai tình trạng sức khỏe bạn. Vì vậy, bạn cần biết được xét nghiệm mình làm thì có yêu cầu nhịn ăn trước đó không.
Hiện nay, Phòng khám đa khoa Phúc An Khang là cơ sở y tế được nhiều người ở Bình Dương lựa chọn khi có nhu cầu thăm khám, điều trị chăm sóc sức khỏe. Đặc biệt, tại đây chúng tôi còn cung cấp các gói dịch vụ xét nghiệm, khám tổng quát giá tốt, lấy mẫu xét nghiệm tại nhà thuận tiện cho khách hàng tiết kiệm được thời gian, công sức và hạn chế tình trạng lây bệnh chéo khi bạn đến các nơi đông người. Để được tư vấn thêm về các dịch vụ xét nghiệm, thăm khám điều trị, bạn hãy nhấc máy và gọi ngay đến hotline: 0947.685.115 - 096.39.844.39 để được hỗ trợ. Hoặc tới trực tiếp cơ sở chúng tôi theo thông tin dưới đây:
CÔNG TY TNHH PHÒNG KHÁM ĐA KHOA PHÚC AN KHANG
-
Địa chỉ: Số 5/678 ĐLBD, Kp. Hoà Lân 1, P. Thuận Giao, TP. Thuận An, Bình Dương.
-
Điện thoại: 0274.3715.639 - 0274.3715.638
-
Email: info@pkdkphucankhang.com.vn; dangphuchoa.pak@gmail.com
-
Website: www.pkdkphucankhang.com.vn
- Sàng lọc ung thư cổ tử cung: Định nghĩa, quy trình và tầm quan trọng (13.07.2023)
- Chỉ số xét nghiệm máu phát hiện ung thư: Đánh giá, quan trọng và ứng dụng trong y học hiện đại (12.07.2023)
- Xét nghiệm chức năng thận: Một phương pháp quan trọng trong chẩn đoán và theo dõi bệnh lý thận (12.07.2023)
- Chỉ số xét nghiệm gan bình thường: Đánh giá sức khỏe gan của bạn (12.07.2023)
- Xét nghiệm gan nhiễm mỡ: Hiểu rõ hơn về căn bệnh và cách phòng tránh (12.07.2023)
- Giá cả và thông tin về xét nghiệm NIPT (Non-Invasive Prenatal Testing) (06.06.2023)
- Xét nghiệm gì để biết ung thư: Điều quan trọng trong chẩn đoán sớm và phòng ngừa (06.06.2023)
- Tầm soát ung thư vòm họng: Điều quan trọng trong việc phát hiện sớm và chữa trị (06.06.2023)
- Xét nghiệm gì để biết tiểu đường: Mọi điều bạn cần biết (06.06.2023)
- Tầm soát ung thư vòm họng bình dương: Những thông tin cần biết (13.05.2023)