Xét nghiệm nước tiểu có thể nhận biết được bất thường trong cơ thể, nhất là nguy cơ về một số bệnh lý như nhiễm trùng đường tiểu, tiểu đường hay một số bệnh lý khác…Vì thế, các chỉ số xét nghiệm nước tiểu rất quan trọng trong chẩn đoán bệnh cũng như theo dõi và điều trị bệnh.
Xét nghiệm nước tiểu là gì?
Xét nghiệm nước tiểu là dạng xét nghiệm được thực hiện nhằm kiểm tra các khía cạnh hóa học, trực quan và vi thể của nước tiểu; Từ đó phát hiện các dấu hiệu cũng như tình trạng của một số vấn đề sức khỏe như tiểu đường, bệnh gan, bệnh thận hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu.
Vì sao cần phải xét nghiệm nước tiểu?
Xét nghiệm nước tiểu là xét nghiệm cơ bản và rất quan trọng trong khám sức khỏe định kỳ, khám sức khỏe tổng quát ở người khỏe mạnh.
Nước tiểu là chất dịch bài quan trọng nhất của cơ thể, vì nó chứa phần lớn các chất cặn bã được đào thải ra bên ngoài. Kèm theo những thay đổi về các chỉ số hoá lý từ nước tiểu đưa đi xét nghiệm sẽ phản ánh được những rối loạn chuyển hoá của cơ thể tại trong thời điểm đó. Do đó, xét nghiệm nước tiểu là rất cần thiết cho người đang bị bệnh để đánh giá, chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.
Trong các trường hợp bất thường, cần phải xét nghiệm, cụ thể như:
- Bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu với một số dấu hiệu tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu quá nhiều lần trong ngày, vẫn còn cảm giác mót tiểu sau khi đi tiểu, tiểu són....
- Nước vàng tiểu đục hoặc có màu sắc bất thường.
- Nước tiểu có mùi hôi
Kết quả xét nghiệm nước tiểu còn mang ý nghĩa gì
Tầm soát và chẩn đoán bệnh: kết quả xét nghiệm nước tiểu gợi ý một số bất thường trong cơ thể, từ đó thực hiện tầm soát chuyên sâu. Giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm để điều chỉnh lối sống, kịp thời cải thiện, việc điều trị bệnh có thể đơn giản hơn và đạt hiệu quả cao.
Đánh giá và theo dõi quá trình điều trị bệnh: Với một số bệnh nhân đang điều trị bệnh thì xét nghiệm sẽ góp phần đánh giá bệnh đang ở mức độ nặng hay nhẹ, có đáp ứng với điều trị hiện tại hay không, tình trạng tiến triển của bệnh như thế nào. Giúp bác sĩ nhận định được mức độ tiến triển, tiên lượng bệnh để kịp thời điều chỉnh phác đồ điều trị…
Các phương pháp để xét nghiệm nước tiểu thông thường
Có 3 phương pháp để xét nghiệm nước tiểu:
Bằng que thử:
Que tăm thử được sử dụng để kiểm tra một số chất hóa học có trong mẫu nước tiểu. Thông qua mức độ thay đổi màu sắc mà bác sĩ có thể đưa ra những chẩn đoán về lượng chất hiện diện. Các loại xét nghiệm nước tiểu bằng que thử bao gồm: Nồng độ Bilirubin/ nước tiểu leukocyte esterase, xét nghiệm protein trong nước tiểu, nồng độ xeton, kiểm tra trọng lượng riêng của nước tiểu, kiểm tra nồng độ pH, nồng độ glucose,…
Phương pháp trực quan:
Chủ yếu là tập trung vào màu sắc nước tiểu thông qua quan sát bằng mắt thường. Màu sắc người khỏe mạnh, bình thường là nước tiểu từ màu vàng nhạt cho tới màu hổ phách đậm tùy theo độ đặc loãng của mẫu thử. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới màu nước tiểu như thực phẩm, chất bổ sung, thuốc. Tuy nhiên, màu sắc bất thường của nước tiểu cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý liên quan tới mất nước, hệ thống tiết niệu, các bệnh lây truyền qua đường tình dục,… Ví dụ: nhiễm trùng khiến nước tiểu đục hoặc các vấn đề về thận sẽ khiến nước tiểu trở nên có bọt bất thường.
Qua kính hiển vi:
Mẫu xét nghiệm nước tiểu có thể được kiểm tra, phân tích dưới kính hiển vi để tìm kiếm các yếu tố như tế bào, phôi tiết niệu, chất nhầy, mảnh tế bào, vi khuẩn hoặc vi trùng,… Một số xét nghiệm kính hiển vi có thể dùng để phân tích bao gồm: kiểm tra phôi tiết niệu, xét nghiệm tế bào biểu mô, kiểm tra hồng cầu/ bạch cầu, tìm kiếm vi khuẩn/ nấm men hoặc ký sinh trùng, …
Cách đọc kết quả xét nghiệm nước tiểu sao cho đúng
Chỉ số LEU (Leukocytes)
- Kết quả bình thường: LEU trong nước tiểu âm tính hoặc 10-25 tế bào/μL. Vượt ngưỡng bình thường: LEU > 25 tế bào/μL, có thể người bệnh đang bị nhiễm nấm hoặc nhiễm trùng (thường kèm thêm các triệu chứng đau rát khi đi tiểu, lưng, đau ở bụng, hông, nước tiểu đục và hôi…)
Chỉ số pH
- Kết quả bình thường: pH trong 4.6 – 8.0
- Vượt ngưỡng bình thường: nằm ngoài giới hạn trên, gợi ý tình trạng nhiễm trùng hoặc có thể chức năng thận có vấn đề. Trước khi đưa ra chẩn đoán cuối cùng, bác sĩ còn thực hiện thêm các xét nghiệm khác.
Chỉ số NIT (Nitrate)
- Kết quả bình thường: âm tính
- Vượt ngưỡng bình thường: dương tính > 0.05-0.1mg/dL, người bệnh do nhiễm trùng đường tiểu.
Chỉ số BIL (Bilirubin)
- Kết quả bình thường: âm tính, nồng độ cho phép ở mức 0.4 – 0.8 mg/dL.
- Vượt ngưỡng bình thường: > 0.8mg/dL, có thể do bệnh xơ gan, viêm gan, tắc nghẽn đường mật…
Chỉ số UBG (Urobilinogen)
- Kết quả bình thường: âm tính, hoặc nồng độ cho phép ở mức 0.2 – 1.0 mg/dL.
- Vượt ngưỡng bình thường: > 1.0mg/dL, người bệnh có thể mắc các bệnh về đường mật hoặc gan. Cần làm thêm xét nghiệm khác để xác định chẩn đoán.
Chỉ số SG (tỷ trọng nước tiểu)
- Kết quả bình thường: 1.005 – 1.030
- Vượt ngưỡng bình thường: thấp hơn hoặc cao hơn mức giới hạn, nước tiểu có tỷ trọng càng cao nghĩa là càng cô đặc hoặc ngược lại. Nguyên nhân có thể do người bệnh nhiều hay uống quá ít nước, do thuốc lợi tiểu hay nhiễm trùng, đái tháo đường, suy tim sung huyết, bệnh về gan, tiêu chảy…
Chỉ số BLD (Blood)
- Kết quả bình thường: âm tính hoặc là < 5 tế bào/μL.
- Vượt ngưỡng bình thường: > 5 tế bào/μL, tình trạng nhiễm trùng đường tiểu, bướu thận, xuất huyết bàng quang, sỏi thận,… Tuy nhiên, bác sĩ sẽ cần thêm một số chẩn đoán khác để đưa ra kết luận cuối cùng.
Chỉ số PRO (Protein)
- Kết quả bình thường: âm tính hoặc có thể < 0.1 g/L.
- Vượt ngưỡng bình thường: dương tính > 0.1 g/L, có thể do bệnh tự miễn, đái tháo đường, viêm thận, tiền sản giật (ở thai phụ), hoặc nguyên nhân lành tính như gắng sức, stress. Cần làm thêm một số xét nghiệm chuyên sâu để xác định nguyên nhân.
Chỉ số KET (Ketone)
- Kết quả bình thường: âm tính, ở thai phụ thường không có hoặc có rất ít chỉ từ 2.5-5mg/dL.
- Vượt ngưỡng bình thường: KET > 5 mg/dL, do thai phụ và thai nhi đang thiếu dinh dưỡng, nhịn ăn thời gian dài, người bệnh bị đái tháo đường, nghiện rượu…
Chỉ số GLU (Glucose)
- Kết quả bình thường: nồng độ rất thấp hoặc âm tính
- Vượt ngưỡng bình thường: GLU > 100 mg/dL, do nhiễm trùng, rối loạn dung nạp đường, bệnh đái tháo đường, bệnh lý ống thận, do chế độ ăn uống, viêm tụy hoặc stress…
Nếu xuất hiện những triệu chứng bất thường trên, bạn cũng nên đi xét nghiệm nước tiểu sớm để được các bác sĩ chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời. Thông tin chi tiết và giá các gói xét nghiệm nước tiểu vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline 0947 685 115.
CÔNG TY TNHH PHÒNG KHÁM ĐA KHOA PHÚC AN KHANG
- Địa chỉ: Số 5/678 ĐLBD, Kp. Hoà Lân 1, P. Thuận Giao, TP. Thuận An, Bình Dương.
- Điện thoại: 0274.3715.639 - 0274.3715.638
- Hotline: 0947.685.115 - 096.39.844.39
- Email: info@pkdkphucankhang.com.vn; dangphuchoa.pak@gmail.com
- Website: www.pkdkphucankhang.com.vn
- Sàng lọc ung thư cổ tử cung: Định nghĩa, quy trình và tầm quan trọng (13.07.2023)
- Chỉ số xét nghiệm máu phát hiện ung thư: Đánh giá, quan trọng và ứng dụng trong y học hiện đại (12.07.2023)
- Xét nghiệm chức năng thận: Một phương pháp quan trọng trong chẩn đoán và theo dõi bệnh lý thận (12.07.2023)
- Chỉ số xét nghiệm gan bình thường: Đánh giá sức khỏe gan của bạn (12.07.2023)
- Xét nghiệm gan nhiễm mỡ: Hiểu rõ hơn về căn bệnh và cách phòng tránh (12.07.2023)
- Giá cả và thông tin về xét nghiệm NIPT (Non-Invasive Prenatal Testing) (06.06.2023)
- Xét nghiệm gì để biết ung thư: Điều quan trọng trong chẩn đoán sớm và phòng ngừa (06.06.2023)
- Tầm soát ung thư vòm họng: Điều quan trọng trong việc phát hiện sớm và chữa trị (06.06.2023)
- Xét nghiệm gì để biết tiểu đường: Mọi điều bạn cần biết (06.06.2023)
- Tầm soát ung thư vòm họng bình dương: Những thông tin cần biết (13.05.2023)