Biện pháp sống tốt cho người tiểu đường là giúp kiểm soát lượng đường trong máu nhằm phòng ngừa biến chứng. Tuy nhiên, sẽ có cách điều trị tiểu đường khác nhau, căn cứ vào tình trạng cũng như nhu cầu cá nhân của người bệnh.
Bệnh tiểu đường gây ảnh hưởng lớn như thế nào sức khỏe
Bệnh tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hoặc giảm tác động trong cơ thể. Biểu hiện là mức đường trong máu luôn cao, trong giai đoạn mới phát triển người bệnh thường đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm, khát nước nhiều.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo rằng số người mắc bệnh tiểu đường chỉ riêng khu vực Tây Thái Bình Dương tăng từ 138 triệu người năm 2014 lên 202 triệu người vào năm 2035. Tại Việt Nam, thống kê của Bộ Y tế, cả nước hiện có 3,5 triệu người (độ tuổi từ 20-79) mắc bệnh tiểu đường nhưng có tới hơn 60% không biết mình bị bệnh. 85% chỉ phát hiện ra bệnh khi đã chuyển sang biến chứng nguy hiểm như: suy thận, tim mạch, thần kinh, biến chứng bàn chân đái tháo đường.... Đặc biệt, bệnh tiểu đường type 2 trước đây chỉ xảy ra ở người lớn, nhưng thời gian gần đây đã được phát hiện ở trẻ em.
Bệnh tiểu đường tiếp diễn trong nhiều năm, chẩn đoán không ra cho đến khi có biến chứng. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, bệnh tiểu đường là “kẻ giết người” thầm lặng. Do vậy người bị bệnh cần có biện pháp sống tốt cho người tiểu đường. Bởi những diễn biến âm thầm như thế người bệnh dễ nảy sinh tâm lý chủ quan. Tuy nhiên, khi chuyển nặng có thể gây nên các biến chứng đe dọa tính mạng, giảm chất lượng cuộc sống, làm suy yếu sức khỏe và giảm tuổi thọ.
Một số biến chứng thường gặp ở người mắc bệnh tiểu đường
- Biến chứng mắt: Đường huyết cao có thể dẫn đến hệ thống mao mạch ở đáy mắt bị tổn thương, thị lực bị suy giảm hoặc dẫn đến mù lòa. Ngoài ra, những biến chứng về mắt như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể,... cũng có thể xảy ra.
- Biến chứng về tim mạch: Cao huyết áp, tăng mỡ máu, xơ động mạch ngoại vi gây tắc mạch là biến chứng hay gặp của người bệnh tiểu đường.
- Biến chứng về thần kinh: là biến chứng thường xuất hiện sớm nhất và thường xuyên của bệnh tiểu đường. Bao gồm các cảm giác tê, đau, nóng ở chân, nhịp tim và nhịp thở không ổn định, hay tiết mồ hôi...
- Biến chứng về thận: Lượng đường trong máu cao gây tổn thương đến vi mạch máu trong thận, từ đó suy giảm chức năng lọc của thận và có thể dẫn đến suy thận.
- Biến chứng nhiễm trùng: Lượng đường trong máu cao là cơ hội thuận lợi để vi khuẩn phát triển và làm suy yếu hệ miễn dịch, gây nhiễm trùng trên nhiều vùng của cơ thể.
Với người bệnh tiểu đường cách phòng tránh là biện pháp sống tốt cho người tiểu đường. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), không con số chung về ngưỡng đường huyết an toàn cho tất cả người bệnh. Tốt nhất, đường huyết đạt được trong khoảng:
- HbA1c < 7%
- Đường huyết khi đói 3.9 – 7.2mmol/l (70 – 130 mg/dl)
- Đường huyết trước ăn < 7.2mmol/l
- Đường huyết sau ăn 2 tiếng cao nhất nên < 10mmol/l (180mg/dl)
Một số biện pháp sống tốt cho người tiểu đường
Để phòng tránh và có biện pháp sống tốt cho người tiểu đường, cần:
- Tuân thủ sử dụng thuốc điều trị: Tất cả người bệnh tiểu đường cần dùng thuốc theo khuyến cáo của chuyên gia, đảm bảo đúng về liều lượng và thời gian.
- Nên có chế độ ăn có kiểm soát: Người bệnh tiểu đường nên ăn giảm tinh bột, đường có trong gạo trắng, khoai tây, lúa mì, đường sữa, các loại đường mía,… Ăn hạn chế chất béo xấu (mỡ động vật, chất béo trong thực phẩm chế biến sẵn), muối, chất đạm từ các loại thịt đỏ, trứng, sữa. Ưu tiên thực phẩm có nhiều chất xơ, sử dụng dưới dạng luộc, hấp thay vì chiên, rán nhiều lần. Nên chia nhỏ các bữa ăn, xen lẫn các bữa phụ là hoa quả không làm tăng đường huyết như xoài, thanh long, cam, bưởi, dâu tây…
- Tăng cường luyện tập thể dục thường xuyên: Đã được chứng minh có khả năng làm giảm đường huyết hiệu quả nhờ giảm đề kháng insulin. Bên cạnh đó, tập luyện hợp lý giúp bệnh tiểu đường kiểm soát được cân nặng, làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng thần kinh, tim,…
- Hạn chế hoặc ngừng uống rượu: Sử dụng lượng rượu nho vừa phải, có thể giúp phấn chấn tinh thần, cải thiện tốt cho tim mạch. Mặt khác, rượu rất dễ gây tương tác với rất nhiều loại thuốc hạ đường huyết, hạ mỡ máu, thuốc tim mạch,… làm giảm tác dụng của thuốc. Chính vì những lý do này mà tốt nhất bị bệnh tiểu đường nên giảm, hoặc ngừng sử dụng rượu.
- Định kỳ 2 hoặc 3 tháng/lần nên đến bệnh viện kiểm tra lại lượng đường huyết, HbA1c để đánh giá sơ bộ kết quả điều trị.
Làm thế nào để phòng ngừa và kiểm soát được bệnh tiểu đường
Biện pháp sống tốt cho người tiểu đường để có một lối sống khỏe mạnh:
- Có chế độ ăn uống hợp lý
- Hoạt động thể lực và tăng cường vận động thích hợp
- Điều trị bằng thuốc khi cần theo chỉ định theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
- Người bệnh nên biết cách tự theo dõi, thử đường huyết bằng máy đo tại nhà rất quan trọng
Chế độ ăn uống trong bệnh tiểu đường rất quan trọng vì giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng.
Thay đổi chế độ ăn là một trong những biện pháp sống tốt cho người tiểu đường, góp phần điều trị béo phì, tăng cholesterol, tăng huyết áp. Những bệnh này ảnh hưởng cuộc sống của người bị bệnh tiểu đường và có thể dẫn đến các vấn đề trong tương lai như cơn nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Cần phải lựa chọn loại thức ăn thích hợp cũng như sử dụng cân đối các thành phần chất bột, đạm, chất béo trong thực đơn hàng ngày.
Tóm lại, tiểu đường là căn bệnh mãn tính gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, thay đổi lối sống là có thể giúp bạn có biện pháp sống tốt cho người tiểu đường, tăng hiệu quả điều trị cũng như đem lại nhiều niềm hơn cho bệnh nhân vui trong cuộc sống.
CÔNG TY TNHH PHÒNG KHÁM ĐA KHOA PHÚC AN KHANG
- Địa chỉ: Số 5/678 ĐLBD, Kp. Hoà Lân 1, P. Thuận Giao, TP. Thuận An, Bình Dương.
- Điện thoại: 0274.3715.639 - 0274.3715.638
- Hotline: 0947.685.115 - 096.39.844.39
- Email: info@pkdkphucankhang.com.vn; dangphuchoa.pak@gmail.com
- Website: www.pkdkphucankhang.com.vn
- Khám bệnh có bảo hiểm y tế lợi ích và hướng dẫn thực hiện (06.09.2023)
- Bảo lãnh viện phí tất cả những điều bạn cần biết (06.09.2023)
- Tầm soát ung thư tuyến tụy: Điều gì bạn cần biết và tại sao nó quan trọng? (09.08.2023)
- Tầm soát ung thư máu - Định hướng và ý nghĩa trong y học hiện đại (09.08.2023)
- Hiểu về tầm soát ung thư bằng xét nghiệm máu (09.08.2023)
- Tầm soát ung thư gan giá bao nhiêu - Bí quyết phòng ngừa bệnh hiệu quả (09.08.2023)
- Tầm soát ung thư dạ dày - Tìm hiểu, phòng ngừa và điều trị (09.08.2023)
- Khám bệnh BHYT: Sự tiện lợi và tiết kiệm cho sức khỏe của bạn (05.06.2023)
- Tầm soát ung thư vú và phụ khoa quan trọng như thế nào đối với sức khỏe? (04.04.2023)
- Biện pháp sống tốt cho người cao huyết áp (04.03.2023)