Xét nghiệm gì để biết có thai là câu hỏi chung của nhiều chị em phụ nữ khi lần đầu nghi ngờ mình có thai và dự định có thai. Thông thường, mọi người vẫn hay dùng que thử thai để kiểm tra mình có mang bầu hay không. Phương pháp đó có chính xác không và còn những loại xét nghiệm có thai nào khác không? Hãy cùng phòng khám đa khoa Phúc An Khang giải đáp thắc mắc đó qua bài viết sau đây.
1. Mục đích việc xét nghiệm có thai
Xét nghiệm có thai thường để kiểm tra xem chính xác mình có đang mang thai hay không bằng nồng độ Beta-hCG trong máu hoặc nước tiểu. Vậy xét nghiệm gì để biết có thai? Hiện nay có 2 phương pháp xét nghiệm phát hiện có thai chính và được dùng nhiều nhất đó là: Xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu. Cả hai xét nghiệm này đều dựa trên sự phát hiện nội tiết tố là hCG được tạo thành từ nhau thai sinh ra trong suốt quá trình thai kỳ. Xét nghiệm có thai cũng phần nào giúp tầm soát tìm dị tật bẩm sinh sớm của thai nhi.
Ngoài việc kiểm tra để biết được có thai hay không, phụ nữ thường được chỉ định làm xét nghiệm beta - hCG để kiểm tra khối tăng sinh bất thường ở trong tử cung, thai trứng.
2. Các phương pháp xét nghiệm gì để biết có thai
2.1 Sử dụng que thử thai để kiểm tra
Xét nghiệm nước tiểu bằng que thử thai là cách bạn có thể làm tại nhà cho kết quả nhanh chóng, tiện lợi và giúp bảo vệ sự riêng tư của người thử thai. Đây là câu trả lời cho thắc mắc xét nghiệm gì để biết có thai đầu tiên mà nhiều người nghĩ tới nhất. Que thử thai hiển thị kết quả dựa trên hàm lượng Beta-hCG trong nước tiểu. Nếu làm theo đúng hướng dẫn thì kết quả cho ra chính xác lên tới 97%. Độ chính xác sẽ phụ thuộc nhiều nhiều yếu tố khác nhau. Các bác sĩ khuyên rằng bạn nên thử nước tiểu 7-14 ngày sau khi quan hệ tình dục hoặc 1 tuần sau khi bị trễ kinh nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt ổn định.
Thời gian tốt nhất để thử thai bằng que thử là vào buổi sáng khi bạn vừa mới ngủ dậy.
Một số cách sử dụng que thử thai như sau:
- Giữ que thử thai thẳng theo dòng nước tiểu đang chảy;
- Lấy nước tiểu vào cốc đi kèm trong hộp và nhúng que thử thai vào hướng thẳng đứng tránh để cho nước tiểu vượt quá mũi tên;
- Lấy nước tiểu vào cốc và sử dụng ống nhỏ giọt để đưa lên que thử thai.
Sau đó, chờ 5 phút và đọc kết quả. Nếu que thử hiển thị 1 vạch có nghĩa là không có thai. Còn hiện 2 vạch là đã có thai. Một số trường hợp vạch mờ nên làm sai lệch kết quả, bạn có thể tìm đến sự hỗ trợ khác hoặc test lại sau một vài ngày. Sau khi xác nhận kết quả từ que thử thì bạn có thể đi khám để thực hiện các xét nghiệm thử thai với độ chính xác cao hơn.
Trong một số trường hợp, sử dụng que thử thai có thể cho kết quả không chính xác:
- Thời điểm thử thai không đúng.
- Thời gian nữ rụng trứng và thời gian trứng làm tổ của mỗi người
- Thời điểm bạn lấy mẫu nước tiểu thử thai.
- Thời điểm bạn đọc kết quả.
- Chất lượng của que thử thai.
- Biến chứng thai kỳ như bạn mang thai ngoài tử cung, thai bị chết lưu, sảy thai sớm.
- Ảnh hưởng của các loại thuốc mà bạn đang dùng.
2.2 Xét nghiệm máu
Ngoài sử dụng nước tiểu, thì người ta còn lấy mẫu máu để xét nghiệm kiểm tra hàm lượng Beta-hCG và dựa vào nó để kết luận có thai hay không. Loại xét nghiệm này sau 90 phút tính từ khi nhận mẫu xét nghiệm sẽ cho ra kết quả chính xác tới 100%.
Có thể thực hiện xét nghiệm máu kiểm tra có thai không sau khi quan hệ tình dục 7 - 14 ngày. Lượng Beta-hCG sau 48h sẽ tăng gấp đôi, sau đó sẽ đạt mức cao nhất vào tuần thứ 15-16 tức là 2,4 tháng tuổi và giảm dần rồi biến mất sau một vài tuần sau sinh.
Do đó, sự hiện diện của Hormone hCG trong máu của là bằng chứng rõ ràng nhất thông báo của dấu hiệu thai nghén.Mục đích của xét nghiệm máu là để đánh giá tình trạng sức khỏe thai phụ và em bé, đồng thời cũng giúp dự đoán các nguy cơ có thể xảy ra trong thai kỳ và thời điểm vượt cạn.
Dựa vào nồng độ Beta-hCG sau khi xét nghiệm mà bác sĩ có thể chẩn đoán kết quả chính xác:
- Mức Beta hCG <5mIU/ml: Kết quả chưa đủ để chẩn đoán bạn đã mang thai tại thời điểm làm xét nghiệm hay chưa.
- Mức Beta hCG >25mIU/ml: Kết quả thử thai dương tính và chắc chắn rằng đã có thai.
- Mức Beta hCG nằm trong khoảng 5-25mIU/ml: nên làm lại xét nghiệm sau 48h để theo dõi sự biến đổi của chỉ số Beta-hCG này.
Nếu xét nghiệm máu lần đầu mà cho ra kết quả Beta hCG >25mIU/ml kết luận có thai, xét nghiệm lặp lại mà nồng độ Beta-hCG mức thấp, không tương ứng với tuổi thai thì có thể bạn đã sảy thai, thai bị chết lưu hoặc mang thai ngoài tử cung.
Còn nếu nồng độ Beta-hCG trong máu hiển thị cao bất thường thì có thể do đã tính tuổi thai bị non tháng, đang mang đa thai hay có thai trứng,...
Xét nghiệm máu chỉ cho biết kết quả nồng độ Beta-hCG có trong máu tại một thời điểm nhất định nên cần kết hợp với siêu âm đầu dò để xác định chính xác về tuổi thai và tình trạng thai như thế nào.
Như vậy bạn đã biết câu trả lời cho vấn đề xét nghiệm gì để biết có thai và có những cách nào để kiểm tra. Đặt lịch xét nghiệm máu thử thai ngay nếu bạn nghi ngờ hay có các dấu hiệu có thai, hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm nhé:
CÔNG TY TNHH PHÒNG KHÁM ĐA KHOA PHÚC AN KHANG
- Địa chỉ: Số 5/678 ĐLBD, Kp. Hoà Lân 1, P. Thuận Giao, TP. Thuận An, Bình Dương.
- Điện thoại: 0274.3715.639 - 0274.3715.638
- Hotline: 0947.685.115 - 096.39.844.39
- Email: info@pkdkphucankhang.com.vn; dangphuchoa.pak@gmail.com
- Website: www.pkdkphucankhang.com.vn
- Tại sao phụ nữ khi mang thai cần xét nghiệm đường huyết thai kỳ? (04.03.2023)
- Phòng ngừa và tầm soát ung thư vùng họng (04.03.2023)
- Vì sao cần phải xét nghiệm nước tiểu? (04.03.2023)
- Xét nghiệm ký sinh trùng tại Bình Dương (04.01.2023)
- Tầm soát xét nghiệm ung thư dạ dày ở Bình Dương (04.12.2022)
- Xét nghiệm ung thư vú ở Bình Dương chính xác tiết kiệm (04.12.2022)
- Xét nghiệm chức năng thận bằng phương pháp nào? (04.12.2022)
- Xét nghiệm máu có thai hay không (04.12.2022)
- Xét nghiệm HPV tầm soát ung thư cổ tử cung sớm (04.12.2022)
- Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ mẹ bầu không nên bỏ qua (04.12.2022)