Số 5/678 ĐLBD, Kp. Hoà Lân 1, P. Thuận Giao, TP. Thuận An, Bình Dương. Hotline: 0274.3715.639 Cấp cứu: 0947.685.115
0 SP
Tại sao phụ nữ khi mang thai cần xét nghiệm đường huyết thai kỳ?

Trong thời gian mang thai, người mẹ cần quan tâm, theo dõi sức khỏe và sự phát triển của thai nhi thường xuyên. Một trong những vấn đề cần thực hiện đó là xét nghiệm đường huyết thai kỳ để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và thai nhi. 

Tại sao phụ nữ mang thai xét nghiệm đường huyết thai kỳ?

Lợi ích của xét nghiệm đường huyết thai kỳ

Các chuyên gia sản khoa cho biết, đường huyết thai kỳ đang là trở ngại đáng lo nhất đối với sức khỏe sản phụ. Nhiều sản phụ chưa nhận thức được tầm quan trọng của xét nghiệm đường huyết thai kỳ trong khi căn bệnh này gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả sản phụ lẫn thai nhi.

Nếu không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, đường huyết thai kỳ sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai phụ và thai nhi.

 

Tại sao phụ nữ cần phải xét nghiệm đường huyết thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ xuất hiện vào 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối giai đoạn mang thai. Nguyên nhân hormone nhau thai tăng lên để thai nhi phát triển đã ngăn cản hoạt động của insulin. 

Cơ thể người mẹ không tạo đủ lượng insulin cần thiết để chuyển hóa lượng đường trong máu khiến mức đường huyết cao hơn. Phần đường dư thừa sẽ chuyển vào nước tiểu gây ra bệnh tiểu đường.

Bệnh này thường biến mất sau khi mẹ sinh con và không để lại biến chứng. Tuy nhiên, nếu không thực hiện xét nghiệm đường huyết thai kỳ và không được theo dõi tốt thì sức khỏe của mẹ và bé bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cụ thể là:

  • Đối với mẹ: Rối loạn hô hấp và tuần hoàn, băng huyết sau sinh, khó sinh, chuyển dạ kéo dài, sang chấn, sinh non, tăng nguy cơ sảy thai, cao huyết áp, tỷ lệ sinh mổ cao, tiền sản giật, khi sinh bị hôn mê sâu. Có thể gây ra khả năng bị tiểu đường type 2 sau sinh.
  • Đối với thai nhi: Dễ bị dị tật bẩm sinh, tăng nguy cơ thai lưu, rối loạn tăng trưởng, béo phì, tiểu đường type 2 sau sinh…

Do vậy, xét nghiệm đường huyết thai kỳ là một căn bệnh ẩn chứa nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và con. Việc kiểm tra đường huyết là vấn đề quan trọng nhằm phát hiện sớm, kiểm soát và phòng ngừa biến chứng. 

Đối tượng dễ bị đường huyết thai kỳ

Không phải bất cứ thai phụ nào cũng bị tiểu đường, tuy nhiên ở trong nhóm người sau có nguy cơ cao bị tiểu đường. Do đó, cần phải xét nghiệm đường huyết thai kỳ:

  • Gia đình có người thân quan hệ bị tiểu đường
  • Thai phụ bị thừa cân, béo phì
  • Người từ 35 tuổi trở lên
  • Thai phụ đã từng có tiền sử bị tiểu đường trong các lần mang thai trước
  • Người mẹ đã từng sinh con lớn hơn 4kg
  • Phụ nữ có buồng trứng đa nang
  • Thai phụ đã từng có tiền sử thai lưu nhưng không rõ nguyên nhân.

 

Xét nghiệm đường huyết thai kỳ phải thực hiện như thế nào mới đúng

Xét nghiệm đường huyết thai kỳ là một trong các xét nghiệm quan trọng được khuyến cáo thực hiện ở tất cả các thai phụ. Nhằm để sàng lọc các nguy cơ gây hại cho cả mẹ và thai nhi. Xét nghiệm tiểu đường được thực hiện thường ở tuần thứ 24-28 của thai kỳ.

Xét nghiệm đường huyết được thực hiện dựa vào nghiệm pháp dung nạp đường glucose qua đường uống. Việc xét nghiệm tiểu đường được thực hiện vào buổi sáng. Trước khi làm xét nghiệm, mẹ bầu cần nhịn ăn ít nhất 8 giờ. Mẹ bầu được lấy máu vào 3 thời điểm khác nhau:

  • Lần 1: Lấy máu ngay khi đói;
  • Lần 2: Được uống nước có pha glucose trong vòng 3-5 phút. Sau đó 1 tiếng, mẹ bầu được chỉ định lấy máu lần 2;
  • Lần 3: Mẹ bầu 2 giờ sau khi uống nước pha đường glucose.

Đường huyết được đo bằng milligrams trên deciliter (mg/ML) hay millimoles trên liter (mmol/L). Các chỉ số đường huyết đo tại 3 mốc thời gian được coi là bình thường, nếu:

  • Khi đói: <5,1
  • Sau dung nạp đường glucose 1 tiếng: <10
  • Sau dung nạp đường glucose 2 tiếng: <78,5

Mẹ bầu cần làm gì hạn chế nguy cơ tiểu đường trong thai kỳ

Để phòng tránh tiểu đường thai kỳ hiệu quả, mẹ bầu cần thay đổi lối sống luôn tích cực, vui vẻ, tập thể dục và thường xuyên vận động.

Đặc biệt, có chế độ ăn uống lành mạnh cũng rất quan trọng hạn chế nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ. Mẹ bầu nên bổ sung nhiều chất xơ, hạn chế thực phẩm béo, trái cây, protein nạc, tăng cường ngũ cốc nguyên hạt, rau,...trong thực đơn ăn uống.

 

 

Xét nghiệm đường huyết thai kỳ không gây hại cho mẹ và thai nhi, nhưng mẹ bầu có thể sẽ cảm thấy chóng mặt hoặc buồn nôn ngay sau khi uống dung dịch đường. Đây là hiện tượng bình thường, do đó các mẹ bầu hoàn toàn yên tâm. Quý khách có thắc mắc gì liên quan đến vấn đề về xét nghiệm đường huyết thai kỳ có thể liên hệ để được hỗ trợ tư vấn hoặc đặt lịch khám online thuận tiện.

 

CÔNG TY TNHH PHÒNG KHÁM ĐA KHOA PHÚC AN KHANG 

Tìm kiếm sản phẩm

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA PHÚC AN KHANG 

Địa chỉ: Số 5/678 ĐLBD, Kp. Hoà Lân 1, P. Thuận Giao, TP. Thuận An, Bình Dương. 

Điện thoại: 0274.3715.639 - 0274.3715.638 Hotline: 0947.685.115 

Email: info@pkdkphucankhang.com.vn 

Website: www.pkdkphucankhang.com.vn

Điện thoại cho khách hàng liên hệ 0274.3715.639

Tư vấn bác sĩ
Copyrights © 2021 PhucAnKhang. All rights reserved.0949.357964

Đặt lịch hẹn

ĐẶT LỊCH KHÁM

Không cần chờ đợi, đặt lịch và đến khám ngay. Được tư vấn cụ thể trước khi đến khám bệnh

Họ và tên:*

Điện thoại:*

Thời gian:*

Email:

Ghi chú:

 

Hotline: 0274.3715.639
Chỉ đường Zalo Zalo: 0947685115 SMS: 0274.3715.639