Số 5/678 ĐLBD, Kp. Hoà Lân 1, P. Thuận Giao, TP. Thuận An, Bình Dương. Hotline: 0274.3715.639 Cấp cứu: 0947.685.115
0 SP
Tầm soát ung thư cổ tử cung

Tầm soát ung thư cổ tử cung là việc cần thiết và vô cùng quan trọng với phụ nữ nhằm phát hiện các tế bào ung thư sớm nhất là những người đang trong độ tuổi trung niên 35-44 tuổi. Ung thư cổ tử cung được các chuyên gia đánh giá là loại ung thư phổ biến thứ 4 với nữ trên toàn thế giới, nhưng nó là một trong những loại ung thư có thể phòng ngừa được. Vậy tầm soát ung thư cổ tử cung là gì, chúng ta nên thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung khi nào và thực hiện ra sao?

Tầm soát ung thư cổ tử cung là gì và tác dụng của nó?

Tầm soát ung thư cổ tử cung là một phương pháp để chẩn đoán, phát hiện sớm và ngăn chặn các tế bào phát triển bất thường ở cổ tử cung của nữ giới. Thông thường, dưới tác động của các tác nhân gây bệnh thì các các tế bào ung thư sẽ xuất hiện và phát triển dần qua nhiều năm. Ở giai đoạn đầu, thì ung thư cổ tử cung rất khó nhận biết vì triệu chứng bệnh phổ biến giống với các bệnh lý phụ khoa khác nên dễ nhầm lẫn. Hầu hết phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư cổ tử cung chưa từng thực hiện tầm soát ung thư trước đó.

 

 

Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là một bệnh lý xảy ra ở cổ tử cung của nữ, do tế bào ở cổ tử cung phát triển đột biến tạo nên các khối u ngay tại vị trí khe hẹp nối âm đạo với phần tử cung. Những tế bào này nhân lên một cách không kiểm soát và mất cơ chế tự hủy, sau đó phát triển tấn công sang các mô lân cận và di căn tới những cơ quan khác.

Tỷ lệ tử vong của phụ nữ bị ung thư cổ tử cung đã giảm xuống khoảng 2% mỗi năm nhờ việc áp dụng các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ kết hợp tiêm vắc xin HPV theo khuyến cáo, phát hiện và điều trị bệnh ung thư từ sớm, tăng cơ hội điều trị và chữa khỏi bệnh.

Tại sao phụ nữ phải tầm soát ung thư cổ tử cung?

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh lý gây tử vong và vô sinh hàng đầu ở nữ và hiện nay xu hướng bệnh gia tăng nhanh và ngày càng trẻ hóa.

Quá trình một người phụ nữ nhiễm HPV nguy cơ cao tiến triển bệnh thành ung thư xâm lấn sẽ mất khoảng 10-15 năm nhưng cũng có thể rút ngắn còn 1-2 năm. Việc tầm soát ung thư phát hiện bệnh sớm  khi chưa có biểu hiện sẽ giúp bệnh nhân thoát “án tử” do bệnh ác tính vì được điều trị kịp thời. Tổn thương tiền ung thư cổ tử cung có thể điều trị khỏi với tỷ lệ rất cao nếu phát hiện sớm. Nếu ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm có tỷ lệ điều trị thành công là gần 100% khu trú tại chỗ. Ở giai đoạn I, tỷ lệ điều trị bệnh khỏi là 85 – 90%. Tỷ lệ điều trị khỏi giảm còn 75% ở giai đoạn 2; 30 – 40% ở giai đoạn bệnh 3 và dưới 15% ở giai đoạn 4.

Gánh nặng bệnh tật do ung thư cổ tử cung cũng là gánh nặng lớn cho các gia đình có điều kiện kinh tế thấp. Vì vậy sàng lọc tầm soát ung thư cổ tử cung là một trong những biện pháp đơn giản và hiệu quả giúp phát hiện sớm những yếu tố nguy cơ, có biện pháp can thiệp điều trị ngay từ giai đoạn sớm để có tỷ lệ điều trị thành công cao cũng như tiết kiệm chi phí. Như vậy bên cạnh việc tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ, chị em phụ nữ nên đi khám phụ khoa và thực hiện các xét nghiệm sàng lọc định kỳ theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Các phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung phổ biến hiện nay:

Hiện nay có 6 phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung phổ biến bao gồm: 

  • Khám phụ khoa, 
  • Xét nghiệm Pap smear (phết tế bào cổ tử cung); 
  • Xét nghiệm Cellprep; 
  • Xét nghiệm Thinprep, 
  • Soi cổ tử cung;
  • Xét nghiệm HPV DNA.

Khi nào nên khám sàng lọc  tầm soát ung thư cổ tử cung?

Thời điểm thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung phụ thuộc vào độ tuổi và bệnh sử của bạn.

Các bạn nữ từ 21 - 29 tuổi nên làm xét nghiệm Pap (ThinPrep Pap hoặc Pap smear) 3 năm/ lần. Xét nghiệm HPV thì không được khuyến cáo.

Phụ nữ từ 30 - 65 tuổi nên thực hiện xét nghiệm Pap và HPV đồng thời mỗi 5 năm 1 lần (ưu tiên). Hoặc người bệnh có thể xét nghiệm Pap mỗi 3 năm 1 lần cũng được.

Ngoài các mốc trên khi bạn cảm thấy cơ thể mình có biểu hiện bất thường nào thì nên đến cơ sở y tế uy tín để thực hiện tầm soát ung thư ngay.

 

Khi nào nên ngừng xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung?

Phụ nữ nên ngừng sàng lọc tầm soát ung thư cổ tử cung sau 65 tuổi nếu không có tiền sử tế bào cổ tử cung bất thường ở mức độ trung bình hay cao hay kết quả ác tính và bạn đã có 3 kết quả xét nghiệm Pap âm tính liên tiếp. Hay bạn đã có hai kết quả xét nghiệm đồng âm tính liên tiếp trong vòng 10 năm và kết quả thực hiện gần đây nhất là  trong vòng 5 năm qua.

Đã phẫu thuật cắt tử cung thì có cần thực hiện sàng lọc ung thư cổ tử cung không?

Nếu phụ nữ đã phẫu thuật cắt tử cung thì vẫn có thể cần sàng lọc ung thư cổ tử cung. Quyết định này sẽ phụ thuộc cổ tử cung của bệnh nhân đã được cắt bỏ chưa, nguyên nhân cắt bỏ tử cung là gì và liệu có tiền sử thay đổi tế bào cổ tử cung ở mức độ vừa, nặng hay ung thư cổ tử cung hay không.

Ngay cả khi cổ tử cung của bệnh nhân đã bị cắt bỏ nhưng các tế bào cổ tử cung vẫn có thể có ở phía trên âm đạo. Nếu bạn có tiền sử ung thư cổ tử cung hay thay đổi tế bào cổ tử cung, vẫn nên thực hiện sàng lọc  tầm soát ung thư cổ tử cung trong 20 năm tiếp theo tính từ lúc phẫu thuật.

Quý khách vui lòng liên hệ Phòng khám Đa khoa Phúc An Khang để được tư vấn thêm về  tầm soát ung thư cổ tử cung và đặt lịch:

 

CÔNG TY TNHH PHÒNG KHÁM ĐA KHOA PHÚC AN KHANG 

Tìm kiếm sản phẩm

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA PHÚC AN KHANG 

Địa chỉ: Số 5/678 ĐLBD, Kp. Hoà Lân 1, P. Thuận Giao, TP. Thuận An, Bình Dương. 

Điện thoại: 0274.3715.639 - 0274.3715.638 Hotline: 0947.685.115 

Email: info@pkdkphucankhang.com.vn 

Website: www.pkdkphucankhang.com.vn

Điện thoại cho khách hàng liên hệ 0274.3715.639

Tư vấn bác sĩ
Copyrights © 2021 PhucAnKhang. All rights reserved.0949.357964

Đặt lịch hẹn

ĐẶT LỊCH KHÁM

Không cần chờ đợi, đặt lịch và đến khám ngay. Được tư vấn cụ thể trước khi đến khám bệnh

Họ và tên:*

Điện thoại:*

Thời gian:*

Email:

Ghi chú:

 

Hotline: 0274.3715.639
Chỉ đường Zalo Zalo: 0947685115 SMS: 0274.3715.639