Trong bài viết này phòng khám Phúc An Khang sẽ giới thiệu cho các bạn về các xét nghiệm suy thận để kiểm tra và có những phương án điều trị kịp thời nếu bị bệnh.
Xét nghiệm suy thận là làm những gì?
Xét nghiệm suy thận hay xét nghiệm gì để biết suy thận là việc thực hiện các kỹ thuật cho phép xác định lượng chất dư thừa có trong máu hay nước tiểu. Từ các chỉ số xét nghiệm đó mà bác sĩ sẽ nắm được mức độ lọc máu hiện tại của thận bệnh nhân và các nguy cơ sức khỏe. Kết quả này cũng là cơ sở để xây dựng các phác đồ điều trị cho bệnh nhân sau đó một cách chính xác.
Suy thận xuất hiện khi chức năng lọc máu từ thận đã bị giảm sút hay khả năng lọc máu mất hoàn toàn. Chất thải tồn dư theo máu sẽ được di chuyển đến các cơ quan nội tạng khác gây ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe người bệnh.
Bác sĩ thực hiện các xét nghiệm gì để biết suy thận?
Nhiều bệnh nhân không biết mình cần phải xét nghiệm gì để biết suy thận. Theo lời khuyên của các bác sĩ thì hiện nay có 4 loại xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán bệnh suy thận bao gồm: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu chẩn đoán suy thận, chẩn đoán hình ảnh và kỹ thuật sinh thiết thận.
Xét nghiệm máu kiểm tra suy thận
Kết quả xét nghiệm sinh hóa máu là một cơ sở quan trọng để bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân có bị suy thận hay không. Các chỉ số xét nghiệm máu được kiểm tra sẽ chú trọng về các yếu tố sau:
Chỉ số ure máu: ure là một sản phẩm thoái hóa từ protein sẽ được lọc ra khỏi cơ thể bởi cầu thận qua đường nước tiểu. Nồng độ trong máu người bình thường sẽ nằm trong mức khoảng từ 2.5 đến 7.5 mmol/l. Khi chỉ số này cao quá ngưỡng thì bệnh nhân được kết luận là có nguy cơ suy thận.
Chỉ số Creatinin huyết thanh: từ creatine trong cơ sẽ tạo ra chất thoái hóa là Creatinin và được đào thải qua thận. Khi chức năng thận bị suy giảm, chất creatinin sẽ ứ lại nhiều hơn trong huyết thanh. Ngưỡng giá trị creatinin bình thường ở nam giới là 0.6 -1.2 mg/dl và ở nữ giới là 0.5 – 1.1 mg/dl. Chỉ số nồng độ creatinin trong huyết thanh càng cao thì đánh giá mức độ suy thận càng lớn.
Xét nghiệm độ kiềm toan của máu: Ở bệnh nhân suy thận, độ toan của máu tăng cao do khả năng lọc thải các acid trong máu bị giảm sút. Thông thường, pH máu sẽ ổn định ở mức 7,37 – 7,43, nếu thấp hơn, bệnh nhân bị nghi ngờ là suy thận.
Chỉ số nồng độ Protein huyết tương toàn phần: Nồng độ protein huyết tương trong máu của người bình thường nằm trong khoảng 60 – 80 g/L.
Kiểm tra chỉ số Albumin huyết thanh: Chỉ số này ở người bình thường sẽ dao động trong khoảng 35 – 50 g/L.
Chỉ số điện giải: Nồng độ của các chất điện giải Natri, Kali, Canxi bình thường trong cơ thể lần lượt là, 135 -145 mmol/L, 3,5- 4,5 mmol/L và 2,2 – 2,6 mmol/L..
Xét nghiệm nước tiểu để biết suy thận:
Có 2 loại xét nghiệm nước tiểu phổ biến để kiểm tra bao gồm: Xét nghiệm protein niệu và kỹ thuật tổng phân tích nước tiểu.
Xét nghiệm protein niệu: Chỉ số protein niệu này được xác định trong vòng 24 tiếng. Ở người khỏe mạnh, chỉ số này dao động trong khoảng 0 – 0.2g/l/24h. Khi cầu thận bị tổn thương gây suy giảm chức năng thận thì nồng độ protein có thể tăng vượt mức 0.3g/l/24h.
Tổng phân tích nước tiểu: tỷ trọng nước tiểu ở người bình thường dao động trong mức 1,01 – 1,020. Khi bị suy thận, các chất thải từ trong máu không được đào thải qua nước tiểu khiến tỷ trọng nước tiểu bị giảm.
Chẩn đoán hình ảnh
Chẩn đoán hình ảnh cũng là một kỹ thuật thường được sử dụng phổ biến để xét nghiệm suy thận.
Một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được dùng phổ biến gồm có:
- Siêu âm ổ bụng
- Chụp CT bụng
Sinh thiết thận
Sinh thiết thận là kỹ thuật lấy một mẫu bệnh phẩm từ thận bệnh nhân để làm thành tiêu bản sau đó soi dưới kính hiển vi. Dựa trên hình ảnh thu được sau khi phóng đại, các bác sĩ sẽ phát hiện ra những bất thường tế bào trong và đưa ra kết luận từng trường hợp.
Đây là kỹ thuật xét nghiệm chẩn đoán suy thận được áp dụng khi: suy thận cấp nội tại, bị ung thư thận, viêm mô giữa ống thận, viêm kẽ thận, hoại tử ống thận cấp, bệnh nhân bị chết mô thận, viêm cầu thận,…
Trên thực tế, bạn không cần quá lo lắng về việc cần xét nghiệm gì để biết suy thận. Vấn đề này sẽ được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định và hướng dẫn cụ thể trong quá trình thăm khám. Thay vào đó, bạn hãy lưu ý những yếu tố cá nhân cần chuẩn bị để hạn chế sai sót trong khi thực hiện các xét nghiệm suy thận.
Trên đây là những chia sẻ trả lời chi tiết cho câu hỏi xét nghiệm gì để biết suy thận. Hy vọng, bài viết này của Phòng khám đa khoa Phúc An Khang sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về các phương pháp xét nghiệm. Mọi thắc mắc về quá trình xét nghiệm, các bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn chính xác, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH PHÒNG KHÁM ĐA KHOA PHÚC AN KHANG
- Địa chỉ: Số 5/678 ĐLBD, Kp. Hoà Lân 1, P. Thuận Giao, TP. Thuận An, Bình Dương.
- Điện thoại: 0274.3715.639 - 0274.3715.638
- Hotline: 0947.685.115 - 096.39.844.39
- Email: info@pkdkphucankhang.com.vn; dangphuchoa.pak@gmail.com
- Website: www.pkdkphucankhang.com.vn
- Tại sao phụ nữ khi mang thai cần xét nghiệm đường huyết thai kỳ? (04.03.2023)
- Phòng ngừa và tầm soát ung thư vùng họng (04.03.2023)
- Vì sao cần phải xét nghiệm nước tiểu? (04.03.2023)
- Xét nghiệm ký sinh trùng tại Bình Dương (04.01.2023)
- Tầm soát xét nghiệm ung thư dạ dày ở Bình Dương (04.12.2022)
- Xét nghiệm ung thư vú ở Bình Dương chính xác tiết kiệm (04.12.2022)
- Xét nghiệm chức năng thận bằng phương pháp nào? (04.12.2022)
- Xét nghiệm máu có thai hay không (04.12.2022)
- Xét nghiệm HPV tầm soát ung thư cổ tử cung sớm (04.12.2022)
- Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ mẹ bầu không nên bỏ qua (04.12.2022)