Việc xét nghiệm mỡ máu là quan trọng và vô cùng cần thiết trong mỗi lần khám sức khỏe định kỳ hoặc bệnh nhân nghi ngờ bị mỡ máu.
1. Thực hiện xét nghiệm mỡ máu để làm gì?
Muốn biết xét nghiệm mỡ máu để làm gì thì trước tiên chúng ta cần biết nó được thực hiện như thế nào. Đây là một loại xét nghiệm thực hiện trên mẫu máu của người bệnh và cho kết quả là các chỉ số mỡ trong máu. Từ đó giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng bệnh lý và đưa ra được phương án dự phòng cũng như cách điều trị phù hợp.
Thông thường việc xét nghiệm mỡ máu được chỉ định phần lớn cho các đối tượng ở độ tuổi trung niên, những người cao tuổi hoặc đối tượng được chẩn đoán có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao như bị thừa cân, béo phì, nghiệm bia rượu, thuốc lá, người có tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch hay mỡ máu cao,...
Trả lời xét nghiệm mỡ máu để làm gì thì xét nghiệm mỡ máu này được sử dụng để chẩn đoán, theo dõi và điều trị, tiên lượng bệnh lý như: rối loạn lipid máu,tiểu đường, tim mạch, bệnh thận mạn tính…
2. Ý nghĩa các chỉ số khi thực hiện xét nghiệm mỡ máu
Khi xét nghiệm mỡ máu thì cần quan tâm đến 4 chỉ số quan trọng bap gồm Triglyceride , cholesterol toàn phần, chỉ số LDL-cholesterol (LDL-c) và HDL-cholesterol (HDL-c). Dựa vào kết quả xét nghiệm những chỉ số này, bác sĩ có thể đánh giá tình trạng sức khỏe bạn.
Ý nghĩa của các chỉ số như sau:
Xét nghiệm Triglycerid
Triglyceride là 1 dạng chất béo có trong thành phần chủ yếu của dầu thực vật và mỡ động vật, chiếm tới 95% chất béo trong khẩu phần ăn hằng ngày. Định lượng Triglyceride trong máu sẽ giúp đánh giá được nguy cơ rối loạn chuyển hóa lipid máu:
- < 100 mg/dL (1,7 mmol/L): Triglyceride đang ở mức bình thường.
- 150 199 mg/dL (1,7 2 mmol/ L) : Triglyceride đang ở mức ranh giới cao.
- 200 499 mg/dL (2 6 mmol/L): Triglyceride đang ở mức cao.
- > 500 mg/dL (6 mmol/L): Triglyceride đang ở mức rất cao.
Chúng ta có thể đánh giá được nguy cơ người bệnh mắc các bệnh về tim mạch hay tiểu đường khi có chỉ số Triglyceride cao. Từ đó đưa ra phương án điều trị phù hợp và cân đối dinh dưỡng khoa học.
Xét nghiệm Cholesterol toàn phần
Hội Tim Mạch Học Việt Nam khuyến nghị tất cả những người từ 20 tuổi trở lên đều nên thực hiện xét nghiệm Cholesterol toàn phần.
- Chỉ số Cholesterol toàn phần <200 mg/dL (5,1 mmol/L) tình trạng bình thường, nguy cơ người xét nghiệm mắc bệnh động mạch vành rất thấp.
- Chỉ số Cholesterol toàn phần khoảng 200 - 239mg/dL (5,1 6,2 mmol/L): đã hoặc đang có vấn đề sức khỏe, cần chú trọng hơn trong sinh hoạt và nên theo dõi sức khỏe định kỳ.
- Chỉ số Cholesterol toàn phần >= 240 mg/dL (6,2 mmol/L): lượng Cholesterol trong máu đang tăng cao, rất dễ mắc bệnh xơ vữa động mạch.
Người càng lớn tuổi thì lượng Cholesterol trong máu càng cao và nam dễ bị nhiều hơn nữ khi cả hai giới đều dưới 50 tuổi. Nhưng đối với ngưỡng trên 50 tuổi tỷ lệ mắc bệnh này ở nữ cao hơn nam.
Xét nghiệm LDL-cholesterol (LDL-c)
Xét nghiệm LDL-cholesterol (LDL-c) được chỉ định cho các bệnh nhân rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch, đái tháo đường,...
- Mức bình thường là: <130 mg/dL (<3,3 mmol/L).
- Ngưỡng có hại cho sức khỏe là: > 160 mg/dL (>4.1mmol/lit).
- LDL-c càng cao thì nguy cơ bị xơ vữa động mạch càng lớn.
- Chỉ số LDL-c tăng khi: xơ vữa động mạch, bị rối loạn lipid máu, bệnh béo phì,...
- Chỉ số LDL-c giảm khi bị: xơ gan, hội chứng kém hấp thu, bị suy kiệt, cường tuyến giáp,...
Chỉ số nồng độ càng lớn đồng nghĩa với nguy cơ bệnh càng tăng, khi đã đạt đến mức tối đa sẽ rất nguy hiểm.
Xét nghiệm HDL-cholesterol (HDL-c)
Thường Xét nghiệm HDL-cholesterol (HDL-c) sẽ được chỉ định cho bệnh nhân rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, bị tăng huyết áp hoặc thực hiện khi kiểm tra sức khỏe định kỳ cho những người trên 40 tuổi,...
- Chỉ số mức bình thường: > 50 mg/dL (>1.3mmol/lit).
- Ngưỡng gây hại tới sức khỏe là: dưới 40 mg/dL (<1 mmol/lit).
- HDL-c tăng: ít nguy cơ xảy ra xơ vữa động mạch.
- HDL-c giảm: dễ bị gây xơ vữa động mạch, hay gặp trong những trường hợp rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, cơn đau thắt ngực,...
Các nghiên cứu y khoa đã chứng minh rằng giải quyết được vấn đề rối loạn mỡ máu sẽ hạn chế dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như tai biến mạch máu não, tai biến mạch vành tim mạch và giảm tỷ lệ tử vong do bị biến chứng mạch máu. Để phòng ngừa những bệnh lý xảy ra do rối loạn chuyển hóa mỡ gây ra, bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ và xét nghiệm mỡ máu các chỉ số đầy đủ tại các cơ sở y tế uy tín.
3. Đơn vị xét nghiệm mỡ máu nhanh - giá rẻ- chính xác ở Bình Dương
Với hệ thống cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao, Phòng khám đa khoa Phúc An Khang đang ngày trở thành địa chỉ khám và điều trị bệnh uy tín tại Bình Dương và khu vực phía nam. Đáp ứng đầy đủ các kỹ thuật phục vụ cho quá trình thăm khám và điều trị một cách nhanh chóng và tiện lợi. Để đặt lịch khám hay cần hỗ trợ tư vấn thêm xét nghiệm mỡ máu để làm gì hay các vấn đề có liên quan, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH PHÒNG KHÁM ĐA KHOA PHÚC AN KHANG
- Địa chỉ: Số 5/678 ĐLBD, Kp. Hoà Lân 1, P. Thuận Giao, TP. Thuận An, Bình Dương.
- Điện thoại: 0274.3715.639 0274.3715.638
- Hotline: 0947.685.115 096.39.844.39
- Email: info@pkdkphucankhang.com.vn; dangphuchoa.pak@gmail.com
- Website: www.pkdkphucankhang.com.vn
- Xét nghiệm HIV và những điều cần lưu ý (04.12.2022)
- Xét nghiệm máu là gì và những thông tin bạn cần biết (04.12.2022)
- Làm xét nghiệm gì để biết có thai? (03.11.2022)
- Xét nghiệm lao phổi ở Bình Dương (03.11.2022)
- Xét nghiệm viêm gan B bao nhiêu tiền? (03.11.2022)
- Xét nghiệm sốt xuất huyết tại nhà (03.11.2022)
- Xét nghiệm máu tổng quát bao nhiêu tiền (03.11.2022)
- Đi xét nghiệm máu có được ăn sáng không (03.11.2022)
- Thực hiện xét nghiệm gì để biết suy thận? (03.11.2022)